DÒNG HỌ NGUYỄN ĐỨC

DÒNG HỌ NGUYỄN ĐỨC

Nguyễn Đức Châu là con trai trưởng của một gia đình thuộc dòng họNGUYỄN ĐỨC(viết bằng chữ nôm). Nay trích đoạn trong gia phả của họNGUYỄN ĐỨC từ đời thượng cổ đến đời trung cổ và cho đến nay còn lưu lại để áp đặt giữ gìn và vận dụng vào hoàn cảnh gia đình để cho con cháu nắm được gốc tích tổ tiên của mình và xây dựng kế tiếp cho các đời mai sau. Tập gia phả này nhằm phục vụ cho các cháu có nguyện vọng tha thiết đến dòng họ,tổ tiên của mình.


    Nguyễn Đức Châu là con trai trưởng của một gia đình thuộc dòng họNGUYỄN ĐỨC(viết bằng chữ nôm). Nay trích đoạn trong gia phả của họNGUYỄN ĐỨC từ đời thượng cổ đến đời trung cổ và cho đến nay còn lưu lại để áp đặt giữ gìn và vận dụng vào hoàn cảnh gia đình để cho con cháu nắm được gốc tích tổ tiên của mình và xây dựng kế tiếp cho các đời mai sau. Tập gia phả này nhằm phục vụ cho các cháu có nguyện vọng tha thiết đến dòng họ,tổ tiên của mình.
Nội dung chính của tập gia phả gồm có :
 
Phần thứ I :   Trích đoạn trong tập gia phả
 
·       Cụ thượng tổ Nguyễn Đức Tài
·       Tên thường gọi là cụ Tài Quận Công ( vì cụ có hai người con thi đỗ Quận Công ) cụ sinh tại Thôn Quế, xã Chi Lăng, huyện Quế Võ, Bắc Ninh.
Cụ sinh được 2 người con trai từ nhỏ đều thể hiện tài năng về cả văn và võ  được xếp vào loại văn hay chữ tốt, võ cũng tài, đến khi vào thi được các quan triều đình xếp vào hạng văn võ song toàn. Hai cụ đều thi đỗ Quận Công và làm quan trong triều. 
 
·       Hai cụ sinh được nhiều con cả trai và gái ( thời đó thường nhiều vợ ) khi các cụ đông con mới phân thành 2 chi.
 
Chi Giáp là chi của Cụ Anh và chi Ất là chi của Cụ Em gọi là Giáp Ất Nhị Chi các con của các cụ đa số đều thành đạt về công danh và có 18 ông đỗ chức Quận Công có 3 ông đỗ Tể Tướng nên trong sách có đề là (Thập Bát Quận Công Tam Tể Tướng ) nên triều đinh phân bổ đi làm quan ở các tỉnh gồm 4 tỉnh miền trong và 5 tỉnh miền ngoài, từ Thanh Hóa trở ra và từ Sơn La, Lai Châu trở về nên trong sách có đề là ( tứ tỉnh miền trong và ngũ tỉnh đường ngoài ) có cụ ở Chi Giáp thi đỗ Quận Công được phân bổ về làm quan ở tỉnh Hải Dương và người thường gọi là quan Quận Hải Dương.
 
·       Phần Lăng mộ cụ Thượng Tổ và nhà thờ cụ.
 
Lăng mộ cụ xây ờ đầu làng Quế, xã Chi Lăng, Quế Võ, Bắc Ninh ngôi mộ này để rộng 5 xào Bắc Bộ (1800m­2), trong lăng có một căn nhà thờ cổ : chiều dài 3 gian nhà ngói cổ, trước cửa có một tấm bia đá cao 1m60 rộng 1m20.
 
Có 2 con voi đá,2 con ngựa đá,đến năm 1989 mới xây thêm 1 căn nhà Tiền Tế dài 5 gian để đón khách.  Di sản này hiện đang giao lại cho Ông Tôn hiện nay đang trông coi gìn giữ.
 
--------------------------------------------------------------------------------------
Lại nói về cụ ở Chi Giáp thi đỗ Quận Công về làm quan ở Hải Dương cụ xây dựng 1 khu nhà thờ ở làng Dũng Quyết – xã Việt Hùng – Quế Võ – Bắc Ninh, khu vực nhà thời gồm có :
 
Một nhà thờ 3 gian chạy theo bát nguyệt tường xây bằng đá xanh tường dày 1m20, trước nhà có một tấm bia đá cao 1m50 rộng 1m20, 2 con ngựa đá và 2 con voi đá và các Thống Đá 2 bên xây 2 nhà Sáo Xá trông rất đồ sộ.  Khu vực nhà thờ này hiện này ông Nhàn là trưởng vẫn ở trông coi gìn giữ.  Cụ có 4 bà chính + thứ thiếp, các cụ sinh ra đuợc 8 người con trai có nguời làm quan có người làm dân, có người giỏi văn có người giỏi võ.
 
Như cụ Nguyễn Phúc Thiện là con thứ cụ đến lập ấp ở xã Ngư Uyên cổ cá này gọi là thôn thuộc Tổng Cổ Dũng này là xã huyện Yên Dũng - tỉnh Bắc Giang.
 
Các cụ đông con có ông đến thôn Long Trì xã Tân An lập nghiệp, có ông đến thong Bùi Kép xã Yên Lư – Yên Dũng – Bắc Giang lập nghiệp còn các ông Nguyễn Hào, Nguyễn Phúc Chung sang bên kia sông Thương cắm 65 mẫu đất Bãi Rìa Trệ sông Thuộc, địa phận của xã Đông Loan, Tổng Chí Yên cũ sau này là Lãng Sơn Yên Dũng.  Khu đất này gọi là Trệ Bãi của Thôn Đông Loan.
 
Khi các cụ sang coi như mượn đất để chăn nuôi vịt dựa vào việc nuôi vịt để đo đạc lập thành sổ địa bạ rồi chôn cột làm mốc ngầm lập thành địa giới, được ít lâu sau đưa 1 số hộ sang lập trại đặt tên là (Đà Hy Trệ Bãi ).
 
Trong sổ địa bạ có ghi địa giới là thượng từ Bụt mọc hạ chí Tiên La vi giới ( nghĩa là đầu làng thẳng từ chùa bụt mọc nhìn sang, cuối làng thẳng từ Tiên La nhìn sang sổ này được lập thành thời đầu vua Gia Long khai sang ) đã trải qua mấy triều đại, đến khi Đà Hy  ổ cá xảy ra tranh chấp với dân Đông Loan. Việc mâu thuẫn này các quan của 2 huyện Yên Dũng và Lạng Giang phải trực tiếp về hiện trường xử mới kết luận được sau khi cho khai quật 2 cột mốc ở cả 2 nơi lên thì đúng như trong sổ địa giới đã ghi nên các cụ đã được quyền sở hữu và thế đứng của con người từ đó các cụ đưa một số lớn hộ sang ở gồm có đủ 4 dòng họ như Ngô, Nguyễn, Đỗ, Dương….
 
Họ NGUYỄN ĐỨC có cụ Phúc Hào và cụ Phúc Chung, 2 cụ sang lập nghiệp lúc mới sang được tất cả trong họ đều nhất nhất ủng hộ.  Kể cả các họ khác có người sang ở bên này cũng đều đồng tình theo đuổi cho đến khi được công nhận thành một thôn một xã có đủ tư cách tư pháp như Đông Loan, Lãng Sơn, Chí Yên… cho nên ta mới sang ở chưa đầy 5 năm xin lập một xã có Lý trưởng riêng coi như nhất xã nhất thôn đó là việc vua việc nước theo hàng Tổng hàng Huyện nơi ở bên này tức là tổng Chí Yên – huyện Lạng Giang ) nên cũng thời gian 5 năm đó các cụ ta đã ra tranh cử chức Chánh Tổng để xóa chữ ngụ cư, còn việc tục lệ như ma, chay, cưới xin, hội hè đình đám, hàng năm vẫn theo xã cũ là ở Ngư Uyên ổ cá. Tổng cổ Dũng huyện Yên Dũng ( chuyện kể dài lắm xin tạm dừng lại )
 
Cụ tổ ở Đà Hy sinh ra được 3 người con trai và 1 cháu sang ở với chú thành lập 1 chi họ gồm 4 ngành 3 con 1 cháu, cụ thể là :
 
1 ngành thứ nhất : 1 cụ sinh ra
 
Bố ông Quấn + ông Quán đến ông Xuyến đến anh Than
 
Bố ông Môn + ông Môn, ông Men đến anh Thoa
 
Bố con ông Đãng, ông Ru
 
đây là ngành con cả  
 
2 Ngành thứ 2 : 1 cụ sinh ra
 
Bố ông Như, bố ông Tư, bố ông Hạ, bố ông Chử đến các con cháu chắt hiện nay đại diện như ông Đa, Đước, Lanh, Tạo, Bích …
 
3. Ngành thứ 3 : 1 cụ sinh ra
 
Bố ông Bừa đến ông Ruộng, bố ông Tam, bố ông Thuần, bố ông Hoành, ông Đường…
 
4. Ngành thứ 4 :
 
Ngành cháu con ông anh bố ông Mạch, bố ông Mẫn, bố ông Kế …
 
Đây là trích đoạn trong gia phả có đoạn tử thượng cổ đến trung cổ và có đoạn gần thời gian hiện nay.
 
Ví dụ:
 
1. Ngành con cả các cụ sinh ra
 
- Cánh ông Quán + ông Xuyến này là anh Thao
 
- Cánh ông Môn + ông Men này là anh Giao
 
- Cánh ông Đảng,ông Ru nay là Xuân + Lai   
 
Phần thứ II : Vận dụng vào gia đình
 
2. Ngành thứ 2: các cụ sinh ra
 
-Cánh ông Như đến ông Đa nay là anh Đề
 
-Cánh ông Chánh Tư và các con
 
- Ông Được,Thành,Khoát, Đạt … nay là Đước,Lanh, Nông.  Tạo
 
  (dưới )-Cánh ông Lý Hạ nay là ông Bích + Lạc + Tạc
 
(trên) – Cánh ông Minh + Thông + Phán nay là anh Dục + Dược … Ước + Hưởng
 
-Cánh ông Lý Chử + Hội Chí nay là Nguyên + Tiến + Kim + Cương …
 
3. Ngành thứ 3 con cả là bố ông Lý Bửa ngày xưa này các cháu chắt là anh Tư … rồi đến anh Bạn,anh Vân Nam. ông Châu,ông  Thái,ông Kỳ (Hải Dương)
 
4. Ngành con  ông anh ở bên Ổ Cá sang Đà Hy ở với chú như bố của Mạch ông Mẫu, ông Kế.
 
Ngành này tuy là anh cả của 4 ngành nhưng không được làm trưởng vì là cháu của cụ tổ.
 
Nói tóm lại chi họ NGUYỄN ĐỨC ở Đà Hy hiên nay tính từ đời cụ kị, ông cha,cháu chắt từ 7 đời nay thì anh Thoa là trưởng họ vì là con cháu ông Quán Xuyến.
 
Phần lăng mộ của các cụ tổ.
 
-         Mộ cụ Nguyễn Phúc Thiện xây ở gần chùa Ruối xóm Thuận Lý ổ cá.
 
-         Mộ cụ Phúc Hào xây ở vườn chè xóm Đông Thắng ổ cá
 
-         Mộ cụ Phúc Chung xây ở đồi Xuẩn Thôn - Lạng Sơn.
 
Các phần lăng mộ trên đây đều được xây dựng gọn gang cả, lăng các cụ ông ở đâu thì các cụ bà ở gần đó.
 
Trên đây là Trích đoạn một phần trong gia phả còn chủ yếu đi sâu vào cụ tổ tiên nhà mình cụ thể là :
 
Ngành nhà ta là ngành thứ 3 (tức con thứ 3) Hiện nay anh Tư là trưởng ngành cách đây 7 đời. Trong đó có các cụm hộ như
 
·       Nhà ông Hùng  +  nhà anh Bạn  +  nhà anh Vân  +  nhà ông Châu + nhà ông Thái  +  nhà ông Kỳ  … nhưng cụ tổ của ngành thứ 3 sinh ra được một số các ông con như cụ nhà là con thứ 5 của của cụ tên Húy danh thường gọi cụ là Nguyễn Quý Công tự Phúc Đường khi cụ còn trẻ lập gia đình với cụ bà là Ngô Thị Hiệu ( Hiệu Diệu Niệm ) cụ là bà cố Bố ông cả Thủ ( tức cánh ông Hồi ) sau đó cụ đem cụ bà đến làng Dâu Nam Gián nay thuộc Tông Nhân Huệ huyện Chí Linh Hải Dương để lập nghiệp được ít lâu sau cụ lấy bà hai ( vợ ) sinh được một số các ông mất sớm còn ông Nguyễn Đức Cầm sinh được 3 con trai + 1 con gái.  Tên thường gọi :
 
o      Nguyễn Thị Hào
 
o      Nguyễn Đức Kỳ
 
o      Nguyễn Đức Thị
 
o      Nguyễn Đức Luật
 
Những năm cụ ở làng Dâu ở đó có hai làng gần nhau gọi là Làng Dâu + Nam Gián.  Hai làng này có một cái đinh thờ chung ông Thần Hoàng.
 
Một hôm ở đình làng có việc gọi là Ngày việc làng.  Hôm đó, có đầy đủ các ông chức trách, Kì Cựu, quan viên trai tráng của cả 2 làng.  Các cụ bàn nhau lấy chợ Huyện về mở chợ mới tại thôn gọi là Chợ Dâu.  Các cụ trong làng treo một giải là nếu ai lấy được chợ Huyện về chợ Dâu thì được chức Thủ Chỉ ở chốn đình chung của cả 2 làng lúc này cụ đứng đầu ra nhận và một số người cũng ùa theo cụ.  Sau 2,3 lần chợ huyện mất, thành chợ Dâu từ đó cụ được giữ chức Thủ Chỉ trong làng, rồi lại có tin cụ là con cháu của cụ Quan Quận Hải Dương ngày xưa.  Rồi thông qua tin đó cụ mới ra lệnh cho các đò ngang chở khách qua sông cấm không thu phí của những người khách Bắc, các lài đò đều phải tuân thủ vì nể tiếng tăm.
 
Được ít lâu sau cụ Bà thấy cụ ông làm những việc cương trực, táo bạo quá cộng với bối cảnh trong gia đình cụ bàn, nói và thuyết phục cụ ông về quê nội ở Bắc  ( tức Đà Hy ).
 
          Khi cụ đem gia đình về trên đất Bắc anh em trong họ tộc rất qui mến và bà con lối xóm rất kính nể vì ai cũng biết tiếng cụ ở vùng Chí Linh - Nam Sách
 
          Cụ cả về trên này sinh được 4 người con : 1 trai và 3 gái là
 
   1.  Bà Nguyễn Thị Dợi
 
   2.  Bà Nguyễn Thị Đống
 
   3. Bà Nguyễn Thị Lắm
 
   4. Ông Nguyễn Đức Đảm
 
Phần lăng mộ và ngày giỗ các cụ:
 
 Ngày giỗ và ngày mất cụ ông là ngày 21-03 hàng năm : mộ ký táng tại Mả Đàm Sứ
 
 Ngày giỗ và ngày mất cụ bà là 11- 02 hàng năm.  Mộ ký tang tại Cổ Ngựa  + Chung Bói Xứ đã xây đắp gọn gang.
 
1.    Bà Nguyễn Thị Dội chồng bà là Ngô Văn Hoãn bà không có con,bà mất ngày 21 – 10.
 
2.    Bà Nguyễn Thị Đống có chống là Đỗ Văn Tý,bà sinh được 3 người con 2 trai + 1 gái :
 
Đỗ Văn Cận
 
Đỗ Văn Ất
 
Đỗ Thị Ký
 
Bà mất ngày 09 – 01.
 
3.  Bà Nguyễn Thị Lắm có chông là ông Ngô Văn Thô.  Bà không có con, bà mất năm 19 – 05 - 1966 hưởng thọ 77 tuổi.  Chống bà mất năm 1954.
 
4.  Cụ Nguyễn Đức Đảm mất năm 28 – 11- 1948,hưởng thọ 68 tuổi. Cụ lấy 2 bà sinh được 10 người con 4 trai + 6 cháu gái cụ thể là
 
     1-      Nguyễn Thị Thư
 
     2-      Nguyễn Thị Cún
 
     3-      Nguyễn Thị Thơi
 
     4 -     Nguyễn Thị Hỵ
 
     5-      Nguyễn Thị Tuất
 
     6-      Nguyễn Thị Tý
 
     7-      Nguyễn Đức Mậu
 
    8-      Nguyễn Đức Châu
 
     9-      Nguyễn Đức Thái
 
     10-    Nguyễn Đức Út
 
Vợ cả của cụ Nguyễn Đức Đảm tên Lê Thị Phụ mất ngày
 
24 - 06 - 1939, hưởng thọ 58 tuổi.  Cụ sinh được 4 người con.
 
* Con gái cả của cụ là Nguyễn Thị Thư, hiện nay bà 86 tuổi vẫn còn khỏe có chồng là Ngô Văn Thư người cùng làng, bị tây càn không may bị bắn chết năm 1948, hưởng thọ 49 tuổi bà sinh được 2 con trai và 1 con gái đến nay cũng trưởng thành cả.
 
     Ngô Văn Dũng sinh năm 1936
 
     Ngô Văn Bộ sinh năm 1939
 
     Ngô Thị Tiến sinh năm
 
    
 
* Con gái thứ 2 của cụ là Nguyễn Thị Cún lấy chồng ở xóm khác tên là Nguyễn Văn Bảo.  Bà mất năm 1988, bà sinh được 5 người con 3 trai + 2 gái đến nay cũng trưởng thành cả
 
     Nguyễn Văn Tạo sinh năm
 
     Nguyễn Văn Tân
 
     Nguyễn Văn Khuya
 
     ???
 
     ??
 
    
 
*  Con gái thứ 3 tên là Nguyễn Thị Thơi hiện nay bà thọ 71 tuổi, vẫn còn khỏe.  Bà lấy chồng xã khác chồng bà là Ngô Văn Quý mất năm 1987, thọ 55 tuổi bà sinh được 6 người con 4 trai + 2 gái, các con đều làm ăn riêng và trưởng thành cả rồi.
 
     Ngô Văn Bé
 
     Ngô Văn Tẽo
 
     Ngô Văn Biên
 
     ??
 
     Ngô Thị Hoa
 
     ??
 
* Con trai thứ 4 tên là Nguyễn Đức Mậu đi bộ đội đánh nhau với giặc Pháp tại cầu Cút Lâm đường 13 từ Bắc Giang đi Bị hy sinh năm 1956 lúc đó cụ mới 27 tuổi (ngày giỗ 20-11 hàng năm).
 
+ Vợ hai của cụ tên Nguyễn Thị Nhâm(Bà Hai) cụ mất 16 - 03- 1964,hưởng thọ 74 tuổi. Cụ sinh được 6 người con gồm 3 trai và 3 gái
 
 * Nguời con gái cả tức là con gái thứ năm của cụ Nguyễn Đức Đảm tênlà Nguyễn Thị Hỵ mất lúc 15 tuổi, ngày giỗ 15 – 05 hàng năm.
 
 * Người con gái thứ 2 tức thứ 6 của cụ Đảm tên là Nguyễn Thị Tuấthiện nay 75 tuổi vẫn khỏe, có chồng là ông Dương Văn Trác mất 15 – 06 – 1989, hưởng thọ 71 tuổi.  Bà sinh được 7 người con 2 trai và 5 gái cụ thể là :
 
         Con trai:
 
·       Con trai cả Dương Đình Biên
 
·       Con trai thứ Dương Đình Khu đi bộ đội hy sinh chồng Mỹ ( Liệt Sỹ)
 
Con gái:
 
·       Dương Thị Song
 
·       Dương Thị Sổ
 
·       Dương Thị Khi
 
·       Dương Thị Chế
 
·       Dương Thị Bồng
 
Các con của bà đều khỏe mạnh và trưởng thành cả.
 
* Người con gái thứ 3 của cụ Bà Hai tức là con gái thứ 7 của cụ Đảm làNguyễn Thị Tý hiện nay bà 72 tuổi, bà vẫn khỏe mạnh.  Chồng bà làNgô Văn Bản mất 18 – 12 – 1989, hưởng thọ 72 tuổi.  Bà sinh được 4 người con gồm 2 trai và 2 gái cụ thể là :
 
     Con trai:
 
·       Ngô Minh Căn ( đi bộ đội chống Mỹ hi sinh – Liệt Sỹ)
 
·       Ngô Minh Hạt
 
Con gái:
 
·        Ngô Thị Nguyên
 
·        Ngô Thị Nhân
 
Ba người còn lại đều khỏe mạnh và trưởng thành cả.